Chú thích Kim_Dữ_lan_đào

  1. Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh có sau Hà Tiên thập vịnh (1737), và chưa được khắc in. Bản hiện nay do thi sĩ Đông Hồ sưu tập được.
  2. Văn học Hà Tiên, tr. 162.
  3. Đối diện với Đại Kim Dữ là Tiểu Kim Dữ. Sách Gia Định thành thông chí chép hòn đảo nhỏ này như sau: Ở ngoài cảng Hà Tiên, chu vi 74 trượng, như con cá Kim Ngao trấn nơi cửa biển, làm trụ tiêu cho thuyền bè ra vào.
  4. Sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong ghi tên cô là Tống Thị Lương và cho biết rằng cô là con một nhà giàu ở Hà Tiên, giỏi nữ công, giàu nữ hạnh. Khi đến tuổi mười sáu, nhiều nhà quyền thế cậy người đến cầu hôn, nhưng tất cả đều bị cô từ chối. Tương truyền, một hôm có một vị sư lạ tìm đến nhà cô khất thực. Người nhà cô cho gì, sư cũng không nhận chỉ nằng nặc đòi xin chiếc áo lót của cô đang phơi ngoài sân. Cha mẹ cô thấy việc bất nhã nên la mắng, xua đuổi nhà sư. Cô chạy ra khuyên can cha mẹ, thì thấy nhà sư nhìn cô mỉm cười rồi đi thẳng. Sau đó, lúc nào cô cũng thấy hình như có đức Phật hiển hiện ở bên mình, nên nài nỉ xin cha mẹ đi tu. Được phép, cô lập am thờ Quan Âm ở trên núi Kim Dự, rồi thêu một bức hình Quan Thế Âm bồ tát lớn, cứ mỗi mủi kim lại niệm Phật một câu, suốt ba tháng mới xong...(Theo Đại Nam Liệt Truyện tiền biên, quyển 6. Dẫn lại theo, Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Nhà xuất bản TP. HCM, 1996, tr. 385).
  5. Xem Gia Định thành thông chí . Và xem thêm ở đây Lưu trữ 2009-05-27 tại Wayback Machine
  6. Văn học Hà Tiên, tr. 25, 169, 171 và 174.